Lo lắng thái quá về nạn bắt cóc trẻ em và hệ lụy
Lo lắng thái quá về nạn bắt cóc trẻ em và hệ lụy. Sự lo lắng thái quá đã làm ảnh hưởng cuộc sống và gây những phiền toái, hậu quả không đáng có; tạo nên hệ lụy lớn và là vấn đề đau đầu của xã hội.
- Sai lầm phụ huynh mắc phải khi nuôi dạy trẻ
- 8 Cách nuôi dạy con tốt cho bậc cha mẹ
- 3 Sai lầm thường mắc phải khi dạy trẻ học tiếng Anh.
- 3 tuyệt chiêu để dạy tiếng Anh cho trẻ còn nhỏ
Lo lắng thái quá về nạn bắt cóc trẻ em và hệ lụy
Trước đó, trên mạng lan truyền hình ảnh, câu chuyện về một số trẻ em bị mất tích đã vài năm, đến nay gia đình vẫn chưa tìm thấy. Cùng với sự việc cháu bé tại Quảng Bình mất tích, đến khi tìm được thì cháu bé đã không còn nữa. Những thông tin trên dồn dập xảy ra, thực sự khiến dư luận đau xót, lo lắng và hoang mang.
Và sự hoang mang kia khiến nhiều người “cả giận mất khôn”, chỉ một tín hiệu nghi ngờ, chưa có bằng chứng cụ thể, xác đáng đã khiến họ lao vào đánh đấm gây thương tích, hoặc tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến danh dự của người bị hiểu nhầm.
Lo lắng, cảnh giác, phẫn nộ với nạn bắt cóc trẻ em là điều dễ hiểu, vì đây là tội ác không chỉ gây ra cho chính nạn nhân bị bắt cóc mà còn ảnh hưởng nặng nề đến cha mẹ, gia đình của nạn nhân. Đã có gia đình có con bị mất tích, bị nghi ngờ bắt cóc phải mất thời gian, tiền bạc, bỏ cả công ăn việc làm, lao tâm khổ tứ cùng biết bao sự day dứt, đau khổ, bệnh tật kéo theo. Đã có không ít người cha người mẹ mòn mỏi, héo rũ, không còn thiết tha với cuộc sống từng ngày vì tin đứa con mất tích cứ mãi “bặt vô âm tín”. Và cho dù với bất cứ lý do gì thì cũng không có sự biện hộ nào, bào chữa nào có thể tha thứ hay nương nhẹ cho những kẻ bắt cóc.
Tuy nhiên, nghi ngờ một ai đó – nghĩa là đang ở trạng thái có thể đúng, có thể sai, mà có những hành động như thể người đó đã chắc chắn phạm tội là sai và không nên. Thậm chí là vi phạm pháp luật. Bởi như thế không những gây ảnh hưởng đến tài sản, thân thể, sức khỏe mà nguy hiểm hơn còn tổn thương đến danh dự, nhân phẩm của người vô tội. Nếu trầm trọng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc sự chà đạp đến danh dự của một con người có thể khiến họ phẫn uất, bất lực, oan uổng mà tự hủy hoại bản thân.
Vì thế, bên cạnh việc cảnh giác để không bị kẻ xấu lợi dụng, để lại hậu quả đáng tiếc thì mọi người cũng cần tỉnh táo trước những người mới chỉ dừng ở mức ghi ngờ, không nên có những hành động quá khích, thiếu kiểm soát. Có thể báo cơ quan chức năng để làm rõ hành vi nghi ngờ.
Ngoài việc các bậc phụ huynh cũng như chính quyền địa phương cần tăng cường cảnh giác, nâng cao trách nhiệm quản lí đối với con em mình, các cơ sở mầm non, trường học cũng cần có biện pháp đón, trả, quản lý các cháu chặt chẽ, tránh để các đối tượng lợi dụng sơ hở trà trộn vào trường học để bắt cóc trẻ em. Cảnh giác, phòng ngừa và khuyến cáo tội phạm này là việc làm rất bức thiết, cần sự chung tay của toàn xã hội. Tuy nhiên, cơ quan chức năng khuyến cáo cũng không vì thế mà quá đa nghi, dẫn đến hiện tượng bắt nhầm
Nguồn: sưu tầm
(treemlatuonglai) - Lo lắng thái quá về nạn bắt cóc trẻ em và hệ lụy
Lo lắng thái quá về nạn bắt cóc trẻ em và hệ lụy
Reviewed by Kaka
on
tháng 9 30, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: