Tự kỷ ở trẻ và những nhầm lẫn thường thấy

Tự kỷ ở trẻ và những nhầm lẫn thường thấy. Hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh có những phán đoán nhầm lẫn khi cho rằng con mình có khả năng bị mắc chứng tự kỷ


Tự kỷ ở trẻ và những nhầm lẫn thường thấy


Nhầm lẫn trẻ bình thường và tự kỷ

Có một số gia đình khi có con nhỏ khoảng 4 đến 5 tuổi vẫn chưa biết nói, nhưng phát triển thể trạng, vận động bình thường, vẫn có khả năng nhận biết và hiểu ngôn ngữ của người khác khi họ truyền đạt. Họ cho rằng con em mình bị chứng tự kỷ.
Hay có gia đình lại lo ngại vì sự phát triển trí tuệ vượt bậc của trẻ nhỏ, khi thấy con mình mới 3,4 tuổi đã có thể đọc báo hoặc làm những phép tính mà đáng ra phải dành cho những trẻ lớn hơn khoảng 4,5 tuổi.
Những lo lắng đó của các bậc phụ huynh không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng mà đánh đồng những biểu hiện, hành động đó là biểu hiện của những đứa trẻ bị bệnh tự kỷ.
Thực tế, chứng tự kỷ khác với chậm nói, chậm phát triển. Những trẻ như thế này vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, nhận ra và giao cảm tốt với người thân, tâm vận động như trẻ bình thường
Điểm phân biệt rõ nét nhất của trẻ tự kỷ là ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, trẻ còn hạn chế biểu hiện cảm xúc, đặc trưng nhất là tránh giao tiếp bằng mắt, ngay cả với người thân, không thích và né tránh chơi đùa với trẻ khác
Để phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và trẻ chậm nói đơn thuần các bậc phụ huynh cần phải lưu ý các đặc điểm:
  • Trẻ chậm nói tự kỷ: Không nói, không hiểu ngôn ngữ. Mọi hành động của trẻ được tiến hành theo một lập trình riêng, như không hề liên quan gì đến thế giới xung quanh.
  • Trẻ chậm nói đơn thuần: Không nói nhưng nghe và hiểu người khác nói, mọi vấn đề khác của trẻ phát triển bình thường

Những dấu hiệu khi trẻ mắc tự kỷ

Thông thường khi trẻ bị mắc căn bệnh tự kỷ thường có những biểu hiện cơ bản sau:
  • Trẻ đã 1 tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ.
  • Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi
  • Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện...
  • Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi
  • Rất ít hứng thú kết bạn.
  • Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay...
  • Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên
  • Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt.
  • Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm.
  • Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.
  • Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường
  • Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.
  • Cực kỳ nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị.
Một số dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường, nhưng chỉ tồn tại đơn lẻ

Cách điều trị

Bệnh tự kỷ ở trẻ em hiện vẫn là căn bệnh còn xa lạ đối với các bậc cha mẹ. Trẻ bị bệnh vẫn khoẻ mạnh bình thường, nhưng luôn có những hành vi bất thường

Nếu gia đình ít cho trẻ giao tiếp với bên ngoài thì mức độ tự kỷ của trẻ càng nặng hơn.
Trẻ tự kỷ cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh, cần được đánh giá, hướng dẫn tập luyện bởi đội ngũ nhiều chuyên gia như bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý, cán bộ phục hồi chức năng, n
hà trị liệu ngôn ngữ, giáo viên giáo dục đặc biệt.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm căn bệnh này.
Nguồn sưu tầm
(treemlatuonglai) - Tự kỷ ở trẻ và những nhầm lẫn thường thấy

Tự kỷ ở trẻ và những nhầm lẫn thường thấy Tự kỷ ở trẻ và những nhầm lẫn thường thấy Reviewed by Kaka on tháng 10 29, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.