5 biện pháp cần biết giúp trẻ phòng chống bất trắc

5 biện pháp cần biết giúp trẻ phòng chống bất trắcVấn đề bảo vệ trẻ em là việc làm cần được quan tâm thường xuyên, đúng cách, đặc biệt là việc giúp cho trẻ có những kỹ năng bảo vệ an toàn trước những nguy cơ bắt trắc như bị bắt cóc, đe dọa, tấn công, xâm hại tình dục và giết hại. Để giúp các gia đình tránh khỏi sự bất an, lo lắng, giúp trẻ chủ động ứng phó trước những tình huống bất trắc, các bậc cha mẹ cần chú ý trang bị cho trẻ những cách thức xử lý cần thiết nhằm tránh bị xâm hại hoặc bị bắt cóc, giết hại.




giúp trẻ phòng chống bất trắc

5 biện pháp cần biết giúp trẻ phòng chống bất trắc

Biết chủ động từ chối dứt khoác

Dạy trẻ không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do và chưa được sự cho phép của cha mẹ. Khi tiếp xúc với người lạ hãy nhắc nhở trẻ tuyệt đối không được nghe lời người lạ.

Biết nhận diện những tình huống bất trắc, nguy hiểm

Tình huống nguy hiểm là tình huống khi trẻ rơi vào hoàn cảnh như đi lạc, bị người khác lừa gạt, khi ở nhà một mình, nhận quà người khác, bị kẻ xấu bắt, trói, nhốt vào nơi kín.
Đó cũng có thể là những tình huống bị người khác đe dọa cố gắng đụng chạm, sờ mó vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ hoặc yêu cầu trẻ đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của họ hoặc muốn chụp hình, quay phim, vẽ các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ.

Đề phòng cảnh giác

Cha mẹ cũng luôn phải dạy con cảnh giác với những người làm thuê, người giúp việc, những người hàng xóm, không chơi một mình đặc biệt khi các em tiếp xúc với các đối tượng nghiện hút, túng thiếu, đánh bạc, cá độ, có biểu hiện sống khép kín với cộng đồng.
Không để cho người lạ ôm hôn hay chạm vào mình. Cần biết cắt đuôi nếu thấy có dấu hiệu bị theo dõi. Cảnh giác với bất cứ hành vi nào có dấu hiệu xâm hại và bạo lực.

Kỹ năng xử lý bất trắc khi bị lạc

Tốt nhất hãy đứng yên tại chỗ, hoặc không di chuyển quá xa vị trí cũ bởi có thể người thân đang tìm kiếm, không nên gào khóc, la lối, tỏ thái độ sợ sệt mà bình tĩnh từng bước nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ gia đình, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như cô chú công an, bác bảo vệ, người làm việc ở quầy thu ngân...
Tuyệt đối không được tin tưởng người lạ để theo họ đi tìm cha mẹ. Có thể đó chính là cơ hội để người xấu lợi dụng xâm hại tình dục hoặc bắt cóc để tống tiền, giết hại, bán ra nước ngoài…

Xử lý trong trường hợp nguy hiểm, bất trắc

Dạy trẻ không bao giờ được giữ bí mật những điều có nguy cơ bất trắc đối với bản thân. Im lặng chính là “nối giáo” cho hành vi thất đức, bất nhân của kẻ xấu.

Nếu khi bị kẻ xấu bắt cóc và tấn công thì dạy trẻ hãy phục tùng chúng, nhưng không ngừng quan sát, tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn để cầu cứu những người xung quanh.

Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về tuổi tác, kinh nghiệm và sức khỏe nên có thể sự phản kháng của trẻ sẽ không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu nóng giận và có hành vi manh động, sử dụng bạo lực gây hại cho bản thân.

Trong trường không có sự hỗ trợ của người khác trong khi lại bị xấu xâm hại hoặc tấn công (trong rừng, khu vực vắng vẻ, bị giam trong nhà…) thì hãy hướng dẫn con dùng sự nhanh trí, linh hoạt quan sát xem những điều kiện xung quanh có lợi cho mình và kết hợp kỹ năng cần thiết “tùy cơ ứng biến” mới có thể giúp trẻ thoát thân và lẫn trốn an toàn.
Nguồn: sưu tầm
(treemlatuonglai) - 5 biện pháp cần biết giúp trẻ phòng chống bất trắc
5 biện pháp cần biết giúp trẻ phòng chống bất trắc 5 biện pháp cần biết giúp trẻ phòng chống bất trắc Reviewed by Kaka on tháng 9 15, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.